Đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Tờ khai đăng ký Kiểu dáng công nghiệp
- Bộ ảnh chụp, hoặc bộ ảnh vẽ Kiểu dáng công nghiệp
- Chứng từ lệ phí nộp đơn, lệ phí công bố đơn, phí xét nghiệm nội dung, phí phân loại Kiểu dáng công nghiệp (nếu người nộp đơn không phân loại)
Đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp được coi là đảm bảo tính thống nhất nếu:
- Yêu cầu bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm; hoặc
- Yêu cầu bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp của nhiều sản phẩm trong một bộ sản phẩm, trong đó mỗi sản phẩm có một Kiểu dáng công nghiệp tương ứng, hoặc
- Yêu cầu bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp củbảo hộ Kiểu dáng công nghiệpa một sản phẩm kèm theo một hoặc nhiều phương án biến thể của Kiểu dáng công nghiệp đó.
(Điểm 33.2, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
Bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp phải có những nội dung sau:
- Tên Kiểu dáng công nghiệp: là tên của chính sản phẩm mang Kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện bằng các từ ngữ thông dụng, không mang tính chất quảng cáo, không chứa ký hiệu, chú thích, chỉ dẫn thương mại;
- Lĩnh vực sử dụng của Kiểu dáng công nghiệp: là lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang Kiểu dáng công nghiệp, trong đó nêu rõ mục đích sử dụng của sản phẩm đó;
- Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất: nêu rõ Kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt của cùng loại sản phẩm nêu trong đơn; đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trong đó phải chỉ ra nguồn thông tin bộc lộ công khai Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất đó;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ: liệt kê lần lượt các ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh (ba chiều), hình chiếu, mặt cắt… của Kiểu dáng công nghiệp, phù hợp với số thứ tự được ghi của ảnh chụp, bản vẽ;
- Phần mô tả Kiểu dáng công nghiệp ;
- Yêu cầu bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp.
(Điểm 33.5, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
Phần mô tả Kiểu dáng công nghiệp trong bản mô tả phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của Kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ những đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với Kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với ảnh chụp hoặc bản vẽ.
- Trường hợp đơn đăng ký Kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản và các phương án còn lại.
- Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
(Khoản 2, Điều 103, Luật SHTT)
Phạm vi bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp (hoặc “yêu cầu bảo hộ”) trong bản mô tả Kiểu dáng công nghiệp phải liệt kê đầy đủ các đặc điểm tạo dáng cần và đủ để xác định bản chất Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ và phạm vi quyền Sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện trên ảnh chụp, bản vẽ nêu trong đơn, bao gồm các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với Kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
(Mục g, Điểm 33.5, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng của Kiểu dáng công nghiệp:
- Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng, kỹ thuật của sản phẩm (thí dụ: hình tròn dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc);
- Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ;
- Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm;
- Các dấu hiệu được gắn, dán… lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng… sản phẩm đó;
- Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự.
(Mục b, Điểm 33.7, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
Khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng, ngoài đơn đăng ký, bản mô tả kiểu dáng, người nộp đơn còn phải chuẩn bị ảnh chụp, bản vẽ Kiểu dáng công nghiệp.
Đây là một công việc đòi hỏi những chuyên gia có kinh nghiệm tiến hành.Vì vậy, người nộp đơn nên tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia để có được bộ ảnh chụp và bản vẽ phù hợp.
Theo quy định tại Thông tư 01, các quy định về bản vẽ, ảnh chụp kiểu dáng được quy định như sau:
Người nộp đơn phải nộp 05 bộ ảnh chụp hoặc 05 bộ bản vẽ Kiểu dáng công nghiệp. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có thể xác định được Kiểu dáng công nghiệp đó và theo các hướng dẫn sau đây:
- Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét; bản vẽ phải được thể hiện bằng đường nét liền; nền ảnh chụp, bản vẽ phải có màu đồng nhất và tương phản với Kiểu dáng công nghiệp ; trên ảnh chụp, bản vẽ chỉ được thể hiện sản phẩm mang Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ (không kèm theo sản phẩm khác).
- Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện Kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của Kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm.
- Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện Kiểu dáng công nghiệp theo cùng một chiều và lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh (ba chiều) của Kiểu dáng công nghiệp, hình chiếu của Kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, từ phía sau, từ bên phải, từ bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên; các hình chiếu phải được thể hiện chính diện.
- Đối với Kiểu dáng công nghiệp có hình chiếu đối xứng thì ảnh chụp, bản vẽ có thể không cần thể hiện thêm các hình chiếu đối xứng, với điều kiện phải nêu rõ điều đó trong phần liệt kê ảnh chụp, bản vẽ thuộc bản mô tả.
- Đối với Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có thể khai triển được (ví dụ: hộp đựng, đồ bao gói...), các hình chiếu của Kiểu dáng công nghiệp có thể được thay thế bằng ảnh chụp, bản vẽ Kiểu dáng công nghiệp ở trạng thái đã khai triển.
- Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của Kiểu dáng công nghiệp, có thể cần phải có thêm ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh từ các góc độ khác, mặt cắt, hình phóng to bộ phận, hình chi tiết rời của sản phẩm... đủ để thể hiện rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt của Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
- Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau (ví dụ: sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được), phải có ảnh chụp, bản vẽ Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau.
- Đối với Kiểu dáng công nghiệp của bộ phận của sản phẩm hoàn chỉnh, phải có thêm ảnh chụp, bản vẽ minh hoạ vị trí lắp đặt, sử dụng bộ phận trên sản phẩm hoàn chỉnh.
- Mỗi phương án của Kiểu dáng công nghiệp phải có bộ ảnh chụp, bản vẽ thể hiện đầy đủ từng phương án theo quy định tại điểm này.
- Đối với bộ sản phẩm phải có hình phối cảnh của cả bộ sản phẩm và bộ ảnh chụp, bản vẽ của từng sản phẩm trong bộ đó theo quy định tại điểm này.
Để được tư vấn sâu hơn về sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả và các tài sản sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ Trần & Trần. Email: ip@trantran.vn, Điện thoại: 04-37327466
Email: ip@trantran.vn Liên Hệ : 04-37327466 |
Dich vụ uy tín
Gói dịch vụ chuyên nghiệp
Chất lượng hàng đầu
Uy tín là phương châm
Theo sát cùng quý khách
Luôn luôn hỗ trợ