Nhãn hàng hoá – Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa
Nhãn hiệu khác nhãn hàng hóa ở những điểm sau:
- Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau và không mang tính mô tả hàng hóa. Trong khi đó, nhãn hàng hóa (hay còn gọi là nhãn sản phẩm) chủ yếu chứa các thông tin mang tính mô tả hàng hóa giúp người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa đó;
- Nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, còn nhãn hàng hóa không phải là đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp nên không phải đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên đối với những nhãn hàng hóa ngoài những thông tin về sản phẩm còn có những họa tiết, hoa văn mang tính thẩm mỹ thì có thể đăng ký bảo hộ như một kiểu dáng công nghiệp;
- Hàng hóa lưu thông trên thị trường có thể gắn hoặc không gắn nhãn hiệu nhưng buộc phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải có những thông tin chủ yếu sau: tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa, thành phần cấu tạo, công dụng, thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, điều kiện bảo quản…;
- Một nhãn hiệu có thể sử dụng cho nhiều loại hàng hóa nhưng một nhãn hàng hóa chỉ có thể sử dụng cho một loại hàng hóa nhất định.
Thương hiệu – Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Thương hiệu là một khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ của sản phẩm.Thương hiệu gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và chỉ được uỷ quyền cho nhà đại diện thương mại chính thức.
Theo tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ thế giới WIPO_World Itellectual Property Organization, thương hiệu là một dấu hiệu đặc biết để nhận biết một sản phẩm, một hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất, được cung cấp bởi một tổ chức hoặc một cá nhân.
Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA_International Trademark Association, thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hoá đó.
Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu hàng hoá.
- Ở Việt Nam khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hoá.Tuy nhiên hai khái niệm này vẫn có các điểm khác nhau cần phải làm rõ.
- Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
Như vậy có thể thấy được một sự tương đối giống nhau trong hai khái niệm trên: đều là những từ ngữ, dấu hiệu, biểu trưng... dùng để xác định, phân biệt các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Song ở khái niệm thương hiệu ngoài yếu tố thương mại được nhấn mạnh còn nhắc đến sự xác định rõ ràng về nguồn gốc của hàng hoá. Như vậy ở đây đã xuất hiện phần nào bóng dáng của yếu tố luật pháp.Khi một nhãn hiệu được khẳng định chắc chắn bằng việc đi đăng kí bảo hộ và được chấp nhận bảo hộ thì nhãn hiệu đó đã được chứng nhận độc quyền và thường được coi là thương hiệu. Chính vì vậy người ta thường gắn việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa với việc khai sinh ra một thương hiệu thành công và đương nhiên thương hiệu đó có thể lớn mạnh hay không còn cần có một chiến lược phát triển sản phẩm nghiêm túc nữa.
Hơn nữa một nhà sản xuất thường đặc trưng bởi một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau.
VD: Toyota là một thương hiệu chính nhưng đi kèm có rất nhiều thương hiệu hàng hoá khác: Inova, Camry.
Bạn có biết trị giá của những thương hiệu nổi tiếng thế giới năm 2013 không?
Apple - 104,3 tỷ USD
Microsoft - 56,7 tỷ USD
Coca-Cola - 54,9 tỷ USD
IBM - 50,7 tỷ USD
Google - 47,3 tỷ USD
McDonald's - 39,4 tỷ USD
General Electric - 34,2 tỷ USD
Intel - 30,9 tỷ USD
Samsung - 29,5 tỷ USD
Louis Vuitton - 28,4 tỷ USD
Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại
Nhãn hiệu khác với tên thương mại ở những điểm sau:
- Tên thương mại và nhãn hiệu là 2 đối tượng khác nhau của quyền Sở hữu công nghiệp. Quyền đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ, còn quyền sở hữu đối với tên thương mại tự động phát sinh khi hội tụ đủ các điều kiện quy định mà không phải đăng ký.
- Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau, còn chức năng của tên thương mại là phân biệt hoạt động kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực sản xuất hoặc kinh doanh;
- Doanh nghiệp có thể sử dụng hay không sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa hay dịch vụ của mình nhưng bắt buộc phải có tên thương mại mới được kinh doanh;
- Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm (có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần) còn quyền đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại để đăng ký nhãn hiệu không?
Tên thương mại thường dài, nhiều yếu tố của tên thương mại không có tính phân biệt (như loại hình tổ chức, lĩnh vực hoạt động, …) nên không được bảo hộ do vậy các doanh nghiệp thường lấy thành phần phân biệt (tên riêng) của tên thương mại để đăng ký nhãn hiệu. đăng ký nhãn hiệu
Ví dụ: “Xí nghiệp Lương thực – Thực phẩm Miliket” hoặc “Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô” là tên thương mại, trong đó “MILIKET”, “KINH ĐÔ” là thành phần phân biệt của tên thương mại đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để được tư vấn sâu hơn về sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả và các tài sản sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ Trần & Trần. Email: ip@trantran.vn, Điện thoại: 04-37327466
Email: ip@trantran.vn Liên Hệ : 04-37327466 |
Dich vụ uy tín
Gói dịch vụ chuyên nghiệp
Chất lượng hàng đầu
Uy tín là phương châm
Theo sát cùng quý khách
Luôn luôn hỗ trợ